5.2. Chứng khó thở
Vào cuối thai kỳ, khi sức ép của thai nhi đặt lên cơ hoành thì việc bận khó thờ là hoàn toàn bình thường. Khoảng một tháng trước khi sinh, chứng khó thờ này sẽ giảm đì khá nhiều, Tuy nhiên, bạn cũng cần để ý đến lượng máu trong cơ thể mình bới vì thiếu máu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng trên.
Lời khuyên: Nghi ngơi càng nhiều càng tốt Mỗi khi khổ thở, hãy tập động tác ngồi chồm hỗm và thở sâu, từ từ. Kê thêm một cái rồi khi ngủ cho dễ thớ.
5.3. Chứng táo bón
Kích thích tố Progesterone trong quá trình mang thai sẽ làm chùng giãn các cơ ruột khiến nhu động ruột giảm đi và gây chứng táo bón. Bạn sẽ phải vất vả với việc đi tiêu phân khô, cứng và số lần đi ít hơn thường lệ.
Lời khuyên: Nên ăn thức ăn giàu chất xơ và uống nhiều nước.
Tập đi cầu bất cứ lúc nào bạn cảm thấy có nhu cầu đừng nín nhịn.
Tập thể dục đểu đặn, uống nhiều nước.
Uống thuốc có bổ sung chất sắt đã được bác sĩ kê đơn sau mỗi bữa ăn và quan trọng là hãy uống thật nhiều nước, Khám bác sĩ nếu chứng táo bón kéo dài.
5.4. Chuột rút
Đây là triệu chứng cơ bắp co thắt khiến bạn rất đau, thường xảy ra ở bắp chân và bàn chân, đặc biệt là vào ban đêm. Bắt đẩu cơn đau bằng triệu chứng cẳng chân duỗi đo ra và các ngón chân quắp xuống. Theo nghiên cứu thì bệnh này xảy ra ở thai phụ thường là do cơ thể thiêu canxi.
Chuột rút là một trong những bệnh phổ biến của thai phụ
Lời khuyên: Xoa bóp nhẹ nhàng bắp chân và bàn chân bị co rút, sau đó đi dạo một vòng để máu lưu thông tốt hơn. Khám bệnh để bác sĩ bổ sung thêm canxi và vitamin D
5.5. Choáng váng
Trong quá trình mang thai, huyết áp luôn thấp hơn bình thường, điểu này khiến bạn luôn cảm thấy choáng váng, muôn xỉu bất cứ lúc nào.
Lời khuyên: Hãy chậm rãi, từ từ ngồi dậy mỗi khi bước xuống giường hoặc bồn tắm.
Nêu mệt bất thình lình, hãy ngồi hoặc nằm lên một chiếc gối mềm cho đến khi thấy thăng bằng hơn,